2.
Mặt trời vẫn mọc như thường, Niệm Kỳ và Tần An Triệt đang chuẩn bị đến trường.
Tôi đeo ba lô, ngồi lặng trong phòng khách. Tần An Triệt thấy tôi chưa chịu đi, cau mày:
“Cô còn định ngồi đó bao lâu nữa? Muốn tụi tôi phải chờ chắc?”
Mặt tôi trắng bệch, cổ họng rát, không nói nổi một lời. Người giúp việc bên cạnh nói đỡ:
“Tang Tang sốt cao rồi, hôm nay xin nghỉ học. Lát nữa tôi sẽ đưa con bé đi viện, hai đứa cứ đi học trước đi.”
Nghe tôi bị sốt, Tần An Triệt hơi khựng lại, ánh mắt lướt qua tôi như vừa nhớ ra chuyện gì đó. Ánh nhìn cậu ta trở nên lạ lạ, tay nắm dây ba lô cũng siết chặt.
Niệm Kỳ liếc tôi một cái, bực dọc nói:
“Hồi tao còn ở quê, nóng cỡ nào cũng phải ra đồng làm việc. Đen sì, suýt say nắng cũng phải ráng chịu. Bây giờ có cơ hội đi học, dù gãy tay gãy chân tao cũng muốn bò tới lớp.”
Cô ta vừa nói vừa vuốt cái cổ trắng như ngọc, làm như mình từng chịu bao gian khổ.
Ba mẹ ngồi bên cạnh nghe mà xót xa, còn nhìn tôi với ánh mắt thất vọng, như thể đang thầm trách tôi yếu đuối.
Tôi cụp mi, không dám cãi, lí nhí:
“Con… con đâu cố ý bị bệnh. Hôm qua bị bọn Đổng Ninh đẩy xuống hồ nên mới…”
Mẹ tôi có vẻ hứng thú:
“Đổng Ninh? Nghe quen quen.”
Tôi nhỏ giọng:
“Là bạn nam mang váy tặng chị hôm trước ạ.”
Câu nói vừa dứt, mặt Niệm Kỳ biến sắc, giọng cô ta gằn lại:
“Mày có ý gì?”
Tôi giật mình giơ tay lên theo phản xạ:“Em… em không có ý gì… xin đừng đánh em…”
Cử chỉ quá đỗi quen thuộc đó khiến cả phòng rơi vào im lặng. Niệm Kỳ thấy ánh mắt ba mẹ kỳ lạ thì vội nói:
“Con chưa từng đánh nó!”
Tần An Triệt đứng phía sau không muốn ở lại nữa, quay người bước đi:
Đọc thêm nhiều truyện hay tại Truyện Yulouz
“Muộn rồi.”
Niệm Kỳ trừng mắt nhìn tôi lần nữa rồi cũng đi theo. Dì giúp việc dìu tôi đến bệnh viện.
Ba lô tôi để lại trên ghế sofa. Mẹ đi ngang thấy nó rách nát, tò mò mở ra xem.
Sách vở bên trong bị cắt nát, ướt nhòe, chỉ có một cuốn sổ nhỏ được bọc cẩn thận trong túi nylon vẫn còn nguyên.
Bà mở ra, thấy những dòng chữ loang nước:
Tôi thật sự biết sai rồi. Tôi chỉ là quá sợ bị ba mẹ ghét bỏ. Đừng đánh tôi nữa được không? Hãy yêu tôi thêm một lần nữa.
Vở bài tập bị chị xé mất, tôi bị cô mắng. Chị cười rất vui. Có phải chị bớt ghét tôi rồi không?
Tôi rất muốn được là một phần của gia đình này. Mẹ mất ngủ, tôi đã để tinh dầu thư giãn trên bàn. Mẹ có thấy không?
Tôi bị kéo ra hành lang đánh, chỉ vì không chịu trực nhật thay. Đau lắm. Mẹ mà ôm tôi chắc tôi sẽ đỡ đau. Nhưng mẹ không còn muốn ôm tôi nữa rồi.
Tôi không chịu nổi nữa. Hãy xem như kỷ niệm đi. Khi tốt nghiệp, tôi sẽ biến mất như chị mong muốn. Ba mẹ ơi, kiếp sau, xin hãy chỉ yêu mình con thôi.
Tôi truyền nước xong trở về, liền cảm nhận được bầu không khí trong nhà đã khác trước.
Liếc nhìn chiếc ba lô ở góc tường, rõ ràng đã có người động vào, tôi cố ép khoé môi mình không cong lên thành một nụ cười.
Trước kia tôi là đứa con duy nhất trong nhà, ba mẹ rất yêu thương tôi. Nhưng từ khi Niệm Kỳ trở về, mọi thứ đều thay đổi.
Có lẽ vì ba mẹ áy náy với chị, hoặc vì thích cái mới ghét cái cũ, cũng có thể vì chị ta chỗ nào cũng giỏi hơn tôi — họ bắt đầu thiên vị chị một cách rõ rệt.
Niệm Kỳ làm mất mặt trong tiệc, họ trách tôi không dạy dỗ chị cho tốt.
Niệm Kỳ cãi nhau với tôi, họ nói là vì nợ chị nên tôi phải nhường.
Niệm Kỳ dẫn đầu cô lập và bắt nạt tôi ở trường, họ lại bảo là do tôi ngang bướng, tự chuốc lấy phiền phức.
Những lần không được yêu thương tích góp từng chút một, lâu dần tôi cũng quen, trong lòng họ, tôi đã chẳng còn quan trọng.
Người mắc nợ Niệm Kỳ là họ, không phải tôi. Kết cục của “tôi” trong nguyên tác là bị bắt nạt đến trầm cảm, cuối cùng nhảy lầu tự sát.
Cha mẹ chỉ khóc vài tiếng cho có lệ, nhà trường đền chút tiền, cũng chẳng tạo nên nổi một làn sóng dư luận.
Chị gái tốt à, gió xoay chiều rồi, chị liệu mà gánh lấy.
Tôi bước vào nhà, thấy bàn ăn trong phòng ăn đã được dọn sẵn. Mẹ hiếm khi mỉm cười với tôi:
“Chờ mọi người về đủ rồi ăn cơm nhé.”
Tôi bước tới nhìn bàn ăn, thấy có món mình thích. Tôi thân thiết ôm lấy eo mẹ, nũng nịu một cách thuần thục:
“Mẹ ơi, món thịt hấp này mẹ làm cho con à?”
Mẹ xoa đầu tôi, thái độ rõ ràng đã thay đổi:
“Đúng vậy, mẹ làm món con thích ăn, vui không?”
Để lại một bình luận
Bạn cần Đăng nhập để gửi bình luận.